Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


DIỄN ĐÀN TRƯỜNG THPT KHÁNH SƠN
 
Nghề giáo không giàu nhưng giữ được cái tâm! Trang_10Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Nghề giáo không giàu nhưng giữ được cái tâm!

Go down 
Tác giảThông điệp
minhthanh12c

minhthanh12c


Tổng số bài gửi : 106
Join date : 14/11/2009
Age : 31
Đến từ : Lớp 12c thân thiện dễ thương

Nghề giáo không giàu nhưng giữ được cái tâm! Empty
Bài gửiTiêu đề: Nghề giáo không giàu nhưng giữ được cái tâm!   Nghề giáo không giàu nhưng giữ được cái tâm! I_icon_minitimeWed Nov 18, 2009 12:03 pm

Làng giáo viên
Nghề giáo không giàu nhưng giữ được cái tâm! 091116p8aaa1
Cô và trò trường Tiểu học Cam Hiệp Nam trong giờ học - Ảnh: V.Kỳ

Nhiều người thường gọi thôn Quảng Đức (xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) là"làng giáo viên", bởi toàn thôn có 360 hộ thì có đến gần 200 nhà giáo.

Thầy giáo... di dân

Năm 1974, chiến trường Quảng Trị ác liệt, hơn 300 hộ dân của huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị di cư vào Cam Ranh (Khánh Hòa) lập nên một thôn mới mang tên Quảng Đức. Trong số những người di dân ngày ấy, có đến 17 giáo viên đã từng có thâm niên giảng dạy ở vùng đất lửa Quảng Trị.

Ngay khi đến vùng đất mới, những giáo viên này tiếp tục động viên con em trong thôn đến lớp, quyết không để xảy ra tình trạng mù chữ."Lúc đó, không có trường, không có lớp, anh em chúng tôi đi đến từng nhà vận động. Nhà ai trống, chúng tôi mượn tạm làm lớp học, dọn dẹp sạch sẽ và động viên học sinh đến lớp. Vì không có bàn, ghế nên mỗi học sinh đều mang theo một chiếc đòn nhỏ tự đóng bằng gỗ để ngồi", thầy Đỗ Hoằng (70 tuổi), một trong 17 giáo viên đầu tiên ở đây kể lại. Từ đây thương hiệu"giáo viên Quảng Đức"nổi tiếng khắp trong huyện, rồi cả tỉnh Khánh Hòa.

Thầy Đỗ Hoằng nhớ lại:"Hầu hết các thầy cô khi ấy đều một buổi đi dạy, một buổi lên rẫy trồng mía, trồng mì. Tuy khó khăn nhưng ai nấy đều tâm huyết với nghề. Ngày đó, mỗi ngày chúng tôi phải đi bộ 20 km để tới nhà vận động học sinh đến lớp, vậy mà không một thầy cô nào than phiền điều gì, thấy học sinh đi học đầy đủ là mừng rồi". Thầy Trần Minh Hải (71 tuổi) thì đến giờ vẫn không quên:"Ngày đó tuy gian khổ nhưng thầy trò đoàn kết, học sinh ham học hỏi. Mỗi kỳ thi cử, học sinh trường này đều giành giải, có tiếng trong huyện".

Từ 17 giáo viên đầu tiên ấy, cứ thế, học trò của họ, con cái của họ lớn lên lại chọn nghề giáo, tiếp tục gieo chữ cho đời...

Nghề giáo không giàu nhưng giữ được cái tâm

Theo chân anh Lâm, chúng tôi đến nhà chị Nguyễn Thị Thu Ba, có hai vợ chồng làm giáo viên. Chị Ba nói về truyền thống nghề giáo của gia đình mình:"Ba tôi (đã mất) thuộc thế hệ giáo viên đầu tiên ở đây. Nhà có 7 anh chị em thì có 5 anh chị em theo nghề giáo. Nếu tính cả dâu, rể thì nhà tôi có 11 người làm giáo viên". Hai vợ chồng thầy Đỗ Hoằâng và cô Đỗ Thị Kim Hòa tự hào:"Gia đình có 7 cháu thì có 4 cháu theo nghề giáo, trong đó, cháu thì đang làm hiệu trưởng một trường tiểu học trong huyện, cháu thì dạy Pháp văn cho một trường tiểu học ở Nha Trang. Nghề giáo tuy không giàu nhưng mình giữ được cái tâm"...

Ông Đỗ Minh Hiền, Chủ tịch UBND xã Cam Hiệp Nam cho biết: toàn xã có gần 1.400 hộ với hơn 300 giáo viên, riêng thôn Quảng Đức có 360 hộ thì có khoảng 200 giáo viên. Hiện xã có rất nhiều hoạt động khuyến khích các em ham học. Hội Khuyến học của xã có nhiều mô hình hoạt động thiết thực nhằm gây quỹ, khen thưởng kịp thời bằng vật chất những học sinh nghèo hiếu học, học sinh có thành tích xuất sắc... Bên cạnh đó, ở từng thôn trong xã cứ đến 7 giờ tối sẽ có tiếng kẻng báo hiệu cho học sinh trong thôn đã đến giờ học bài.
Về Đầu Trang Go down
http://photo.zing.vn/photo/gallery/userpage.nhocdaigia16.home.ht
 
Nghề giáo không giàu nhưng giữ được cái tâm!
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ng` ban giau ten ^^ bai` hat cun~ ten do do
» những đường phố mang tên nhà giáo
» Học sinh không những chỉ học Văn hóa.
» HÀNG VIP,HIẾM,VÃI!!!!!!!!!!!
» giao thừa

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: TRANG HỌC SINH :: Học sinh thời @-
Chuyển đến